Saturday, May 18, 2024
Trang chủĐàm luậnThông điệp cho ASEAN của Mỹ

Thông điệp cho ASEAN của Mỹ

Một khi các nước liên quan trực tiếp tranh chấp chủ quyền biển Đông với TQ đã gửi công hàm, việc Mỹ “nhồi” thêm một công thư còn gì khác ngoài việc muốn thể hiện sự ủng hộ các nước trong khu vực bảo vệ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và phán quyết của PCA tháng 7/2016 trong vụ PLP kiện TQ

Ảnh:Mỹ triển khai lực lượng quân sự đa dạng ở biển Đông

Liên quan việc ngày 1/6, Mỹ gửi công thư lên Liên hợp quốc (LHQ), phản đối các yêu sách biển quá đáng, trái với luật biển quốc tế, của TQ, ngày 3/6, đài RFA nhấn mạnh rằng Mỹ “gửi công thư chứ không phải công hàm”.

RFA còn giải thích cụ thể để dư luận nhận thức rõ bản chất vấn đề: “Công thư chỉ cần đại sứ Mỹ tại LHQ ký gửi Tổng thư ký LHQ, còn công hàm phải cấp ngoại trưởng Mỹ gửi cho LHQ”.

Nói cách khác: “công thư” – xét về cấp độ ngoại giao – là “dưới” công hàm, do vậy, “nhẹ đồng cân” hơn công hàm.

Tuy nhiên, gì thì gì, động thái của Mỹ vẫn được dư luận đặc biệt chú ý.

Chú ý là đúng. Bởi hằm hè nhau trên biển Đông ư ? Đã quá nhiều. Đấu khẩu ư ? Không ít. Nhưng gửi một văn bản dưới hình thức công thư tới tổ chức quốc tế lớn nhất để phản đối TQ về vấn đề biển Đông thì là lần đầu, như một sự chính thức thể hiện và khẳng định rằng: Mỹ “có can dự”, dù không trực tiếp, chứ không phải “không can dự” vì Mỹ tận bên kia Thái Bình Dương – như lập luận của TQ bấy nay.

Mà nội dung phản đối thì không hề chung chung, mà cụ thể, trong đó cơ bản trùng nội dung mà các nước ASEAN đã nêu và phản đối TQ, như: “bác bỏ tuyên bố của TQ về ‘quyền lịch sử’ ở Biển Đông”; nhấn mạnh rằng phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) trong vụ kiện của PLP đối với TQ đã bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của TQ đưa ra; rằng: PCA đã khẳng định, đây là phán quyết cuối cùng và có tính rằng buộc đối với TQ và PLP theo Điều 296 của Công ước về Luật Biển…

Mỹ cũng tái khẳng định: TQ “không thể tuyên bố đường cơ sở hay các vùng nội thủy giữa các đảo nằm rải rác ở biển Đông”; cũng không thể “tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa vào việc coi các nhóm đảo như một tập hợp”,v.v…

Giận giữ về việc Mỹ “thò tay” vào vấn đề biển Đông với danh nghĩa bảo đảm tự do của tuyến hàng hải thương mại quốc tế quan trọng bậc nhất hiện nay, vốn có tiếng là “đa mưu, xảo trí”, “thâm”, vậy mà trong trường hợp này, TQ chắc hẳn phải hậm hực vì Mỹ còn “thâm” hơn khi chọn “điểm rơi” cho công thư tại LHQ sau khi VN, PLP, Indonesia đã gửi công hàm phản đối các công hàm của Bắc Kinh phản đối Malaysia đệ đơn xin xác nhận giới hạn thềm lục địa mở rộng của nước này

Một khi các nước liên quan trực tiếp tranh chấp chủ quyền biển Đông với TQ đã gửi công hàm, việc Mỹ “nhồi” thêm một công thư hàm ý gì ngoài việc muốn thể hiện sự ủng hộ các nước trong khu vực bảo vệ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và phán quyết của PCA tháng 7/2016 trong vụ PLP kiện TQ; cũng như rằng: Hỡi Bắc Kinh, hãy dừng ngay việc cậy thế nước lớn bắt nạt các nước nhỏ đi ?

RELATED ARTICLES

Tin mới