Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu quốc tếHội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN mở ra cơ hội bỏ phiếu phê...

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN mở ra cơ hội bỏ phiếu phê chuẩn UNCLOS

Dịp Tổng thống Joe Biden và Nhà Trắng chào đón các lãnh đạo Đông Nam Á vào ngày 12 tháng 5 để bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kéo dài hai ngày, đáng chú ý cũng là thời điểm hai bên kỷ niệm 45 năm quan hệ, đồng thời là cơ hội để khẳng định Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Chính quyền Biden cũng như đề ra định hướng tương lai của quan hệ Mỹ – ASEAN.

Nếu một trong những mục tiêu của các nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) trong việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này là đảm bảo sự tham gia vào liên kết “hòa bình kiểu Mỹ” Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoặc “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” để kiềm chế sức mạnh gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, thì còn thời điểm nào tốt hơn để Mỹ tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN diễn ra vào ngày 12/5 tới đây

Nếu một trong những mục tiêu của các nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) trong việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này là đảm bảo sự tham gia vào liên kết “hòa bình kiểu Mỹ” Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoặc “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” để kiềm chế sức mạnh gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, thì còn thời điểm nào tốt hơn để Mỹ tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong bối cảnh Washington đang điều chỉnh lại chính sách đối ngoại với NATO nhằm đối phó với xung đột Nga – Ukraine, Chính quyền và các lợi ích của Quốc hội Mỹ cũng có thể đạt được lợi ích bằng cách bỏ phiếu phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), công cụ pháp lý được thừa nhận để xử lý các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh hải, các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia có biển.

Trong lúc Hội nghị Thượng đỉnh lần này nhằm khẳng định vai trò của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, qua đó củng cố cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển sẽ thuyết phục các thành viên ASEAN rằng Mỹ không còn chỉ đưa ra những lời hứa suông và hùng biện địa chính trị.

Những hoạt động gây hấn và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông của Trung Quốc không chỉ làm nổi bật sự cần thiết của việc Thượng viện Mỹ phê chuẩn UNCLOS. Hai tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh Mỹ năm 2022 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ với Trung Quốc. Dự luật bao gồm một điều khoản sửa đổi trong phần “Đánh giá của Quốc hội”, trong đó quy định rằng việc chính thức phê chuẩn UNCLOS là tốt nhất cho lợi ích quốc gia.

Hiệp ước Luật Biển trước đây được gọi là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ ba được thông qua vào năm 1982. Một trăm sáu mươi hai quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, là các bên ký kết hiệp ước quản lý các đại dương trên thế giới. Mỹ thì không.
Ngay cả khi nhận được sự nhất trí trước đó của các Tổng thống Mỹ như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama, dự luật cũng không thể được thúc đẩy thông qua.

Thật không may, một số nhà quan sát chính sách của Washington không cho rằng nghị quyết gần đây của Hạ viện Mỹ sẽ tác động đáng kể đến việc thông qua UNCLOS.

Theo Gregory Poling, thành viên cấp cao về Đông Nam Á và Giám đốc Tổ chức Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC, “Chính quyền Biden tỏ ra không quan tâm đến việc xem xét lại Công ước, và ngay cả khi họ làm vậy, việc tham gia UNCLOS cũng sẽ thất bại. Lần cuối cùng Mỹ cố gắng xem xét Công ước là vào năm 2012 khi John Kerry giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và đảng Dân chủ chiếm đa số 53 ghế.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người ủng hộ lập luận rằng thỏa thuận này sẽ giúp Mỹ có thêm công cụ trong việc gây áp lực buộc các quốc gia khác phải làm điều tương tự. Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ đã phần lớn tuân theo các quy tắc hàng hải mà Công ước đề ra.

Đã đến lúc gạt chính trị đảng phái sang một bên và tập trung vào lợi ích quốc gia. Trong khi Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tiếp tục củng cố quyền tự do trong các điểm nóng ở Biển Đông, Công ước chính thức xác định giới hạn lãnh hải của một quốc gia, thiết lập các quy tắc rõ ràng cho việc đi lại qua “eo biển quốc tế” và “vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”.

Với việc phê chuẩn UNCLOS, Mỹ sẽ có tư cách pháp lý để đưa bất kỳ khiếu nại nào lên cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế và do đó tránh được sự đối đầu có thể xảy ra với lực lượng hải quân và tàu đánh cá bán quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc ngày càng quan ngại, lên tiếng mạnh mẽ hơn trước các động thái gây hấn của Trung Quốc. Trong số đó, Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 và đối tác toàn diện của Mỹ, là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, sớm ủng hộ UNCLOS như một công cụ quan trọng để duy trì hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không tại vùng biển “điểm nóng”.

Philippines, đồng minh chiến lược của Mỹ và Malaysia, đối tác quan trọng của Mỹ trong ASEAN, cũng có nhiều động thái cứng rắn để bảo vệ chủ quyền trước sự bắt nạt của Trung Quốc. Philippines, Malaysia và Việt Nam ngày càng mất kiên nhẫn hơn khi chờ đợi Quốc hội Mỹ phê chuẩn tham gia UNCLOS nhằm giải quyết và quản lý hiệu quả các hành động gây hấn hiện nay của Trung Quốc, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ở vùng biển tranh chấp.
Ngày càng có sự đồng thuận giữa các lãnh đạo từ Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, các giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ, ngành dầu khí, các chuyên gia về chính sách đại dương và các nhóm môi trường để thông qua Công ước tại Thượng viện.

Mỹ sẽ tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)?

Hiện tại, Mỹ công nhận hầu hết các nội dung của UNCLOS như cơ sở của tập quán quốc tế, đây là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với việc phê chuẩn và là một điều khiến Mỹ nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ Trung Quốc – nước đã tham gia Công ước. Đối với nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, việc Mỹ không tham gia Công ước sẽ làm suy yếu các cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các hoạt động của Mỹ như tự do hàng hải, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUFF) sẽ bị suy yếu nếu Mỹ không tham gia UNCLOS.

Chính sách đối ngoại Mỹ nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa đa phương và bác bỏ chủ trương của TQ đàm phán song phương với các quốc gia Đông Nam Á trong xử lý vấn đề Biển Đông. Chắc chắn, Mỹ sẽ mất đi tính chính danh nếu không phê chuẩn được cơ chế toàn diện nhất để giải quyết các tranh chấp hàng hải đa phương.

Hơn nữa, Công ước cung cấp cơ chế thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác, bởi hầu hết tất cả các đồng minh, láng giềng và bạn bè của Mỹ đều là thành viên của Công ước. Câu thần chú chính trị rất rõ ràng và đơn giản: Mỹ yêu cầu quyền tự do tối đa cho cả tàu hải quân và tàu thương mại để di chuyển và hoạt động ngoài khơi bờ biển nước ngoài mà không bị can thiệp.

Với sự chấp thuận của Quốc hội, Mỹ có thể tự tin đảm bảo quyền tự do hàng hải và quyền tiếp cận toàn cầu cho tàu quân sự và thương mại, máy bay và cáp quang biển. Mỹ hiện khẳng định các quyền đối với tự do hàng hải thông qua luật pháp quốc tế, những điều có thể thay đổi và thông qua diễn giải ngoại giao.

Hiện tại, Mỹ công nhận hầu hết các nội dung của UNCLOS như cơ sở của tập quán quốc tế, đây là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với việc phê chuẩn và là một điều khiến Mỹ nhận được nhiều ý kiến chỉ trích từ Trung Quốc – nước đã tham gia Công ước. Đối với nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, việc Mỹ không tham gia Công ước sẽ làm suy yếu các cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các hoạt động của Mỹ như tự do hàng hải, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUFF) sẽ bị suy yếu nếu Mỹ không tham gia UNCLOS.

Chính sách đối ngoại Mỹ nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa đa phương và bác bỏ chủ trương của TQ đàm phán song phương với các quốc gia Đông Nam Á trong xử lý vấn đề Biển Đông. Chắc chắn, Mỹ sẽ mất đi tính chính danh nếu không phê chuẩn được cơ chế toàn diện nhất để giải quyết các tranh chấp hàng hải đa phương.

Hơn nữa, Công ước cung cấp cơ chế thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác, bởi hầu hết tất cả các đồng minh, láng giềng và bạn bè của Mỹ đều là thành viên của Công ước. Câu thần chú chính trị rất rõ ràng và đơn giản: Mỹ yêu cầu quyền tự do tối đa cho cả tàu hải quân và tàu thương mại để di chuyển và hoạt động ngoài khơi bờ biển nước ngoài mà không bị can thiệp.

Với sự chấp thuận của Quốc hội, Mỹ có thể tự tin đảm bảo quyền tự do hàng hải và quyền tiếp cận toàn cầu cho tàu quân sự và thương mại, máy bay và cáp quang biển. Mỹ hiện khẳng định các quyền đối với tự do hàng hải thông qua luật pháp quốc tế, những điều có thể thay đổi và thông qua diễn giải ngoại giao.

Việc phê chuẩn UNCLOS sẽ cho phép Mỹ lấy lại vị trí chiến lược đúng đắn của mình ở Thái Bình Dương và biến những lời hùng biện thành hành động.

Giống như cái cách mà thế giới theo dõi, chờ đợi xem hành động và lời nói của Mỹ như thế nào để giúp Ukraine, thì Mỹ cũng cần đưa ra quyết định táo bạo khi phê chuẩn UNCLOS để thể hiện cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.

Việc phê chuẩn UNCLOS sẽ cho phép Mỹ lấy lại vị trí chiến lược đúng đắn của mình ở Thái Bình Dương và biến những lời hùng biện thành hành động.

Giống như cái cách mà thế giới theo dõi, chờ đợi xem hành động và lời nói của Mỹ như thế nào để giúp Ukraine, thì Mỹ cũng cần đưa ra quyết định táo bạo khi phê chuẩn UNCLOS để thể hiện cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới