Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTổng thống Vladimir Putin trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ...

Tổng thống Vladimir Putin trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Tucker Carlson -Kỳ 9: Giải quyết xung đột ở Ukraina thông qua đàm phán

Ngày 6/2/2024, lần đầu tiên kể từ 2021, Tổng thống Nga Putin trả lời truyền thông phương Tây, trong đó, đề cập đến những vấn đề nóng của thế giới, như cuộc xung đột Nga- Ukraina, hậu quả của việc mở rộng NATO và mối quan hệ Nga- Mỹ và nhiều vấn đề khác. Vài giờ sau khi công bố, cuộc phỏng vấn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận với hàng trăm triệu lượt truy cập, tạo thành một sự kiện truyền thông quốc tế…

Để bạn đọc có điều kiện tiếp cận, Biendong.net đăng tải lại toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn trên.

T. Carlson: Ngài có nghĩ rằng Zelensky có quyền tự do để tiến hành đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột này không?

Vladimir Putin: Tôi không biết. Tất nhiên là ở đó có những chi tiết, tôi khó đánh giá. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong mọi trường hợp, đã từng có như vậy. Anh ta có người cha đã chiến đấu chống phát-xít Đức trong Thế chiến II, tôi đã từng nói chuyện với anh ta về điều này. Tôi nói: «Volodya, cậu đang làm gì vậy? Tại sao ngày nay cậu lại ủng hộ chủ nghĩa phát-xít mới ở Ukraina khi cha cậu chiến đấu chống chủ nghĩa phát-xít? Ông ấy là người lính tiền tuyến». Tôi sẽ không nói những gì anh ta đáp lại, đây là một chủ đề riêng và tôi cho rằng không chính xác.

Nhưng về quyền tự do lựa chọn – tại sao lại không? Anh ta lên nắm quyền dựa trên kỳ vọng của người dân Ukraina rằng anh ta sẽ dẫn dắt Ukraina đến hòa bình. Anh ta cũng đã nói về điều này – nhờ đó mà anh ta đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với ưu thế rất lớn. Nhưng sau khi đã nắm quyền, theo cách nhìn của tôi, anh ta đã hiểu ra hai điều. Thứ nhất, tốt hơn hết là không nên tranh cãi với những người theo chủ nghĩa phát-xít mới và những người theo chủ nghĩa dân tộc, bởi vì những đối tượng này rất hung hãn và rất kích động, có thể chờ đợi mọi điều bất ngờ từ họ. Và thứ hai, phương Tây, do Hoa Kỳ dẫn đầu, ủng hộ các đối tượng trên và sẽ luôn hỗ trợ những ai chống lại Nga – như vậy có lợi và an toàn. Vì thế, anh ta đã giữ lập trường tương ứng, mặc dù đã hứa hẹn với người dân của mình là sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Anh ta đã lừa dối các cử tri của mình.

T. Carlson: Ngài có cho rằng bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, ông ấy có quyền tự do nói chuyện với Chính phủ của Ngài và cố gắng giúp đỡ đất nước của mình bằng cách nào đó hay không? Liệu nói chung ông ấy có thể tự mình làm điều đó?

Vladimir Putin: Tại sao lại không? Anh ta coi mình là nguyên thủ quốc gia, anh ta đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Mặc dù chúng tôi ở Nga cho rằng mọi chuyện xảy ra sau năm 2014, nhưng nguồn gốc ban đầu là cuộc đảo chính, và theo ý này, ngay cả Chính phủ hiện tại cũng có thiếu sót. Nhưng anh ta coi mình là Tổng thống, và với tư cách này, anh ta có sự công nhận của Hoa Kỳ, toàn bộ châu Âu và gần như tất cả phần còn lại của thế giới. Vậy thì tại sao lại không? Anh ta có thể.

Chúng tôi đã đàm phán với Ukraina ở Istanbul, chúng tôi đã thoả thuận, anh ta biết về điều đó. Hơn nữa, trưởng phái đoàn đàm phán, theo tôi họ của ông ấy là ông Arakhamia, cho đến nay vẫn lãnh đạo phe đảng cầm quyền, đảng của Tổng thống trong Rada.

Ông ấy vẫn đứng đầu phe Tổng thống ở Rada – trong Quốc hội của đất nước, đến nay ông ấy vẫn giữ ghế ở đó. Ông ấy thậm chí còn đặt chữ ký sơ bộ của mình vào văn kiện mà tôi đang kể cho bạn nghe. Nhưng sau đó ông ta công khai tuyên bố với cả thế giới: “Chúng tôi sẵn sàng ký văn bản này nhưng ngài Johnson khi đó là Thủ tướng Anh đã đến, can ngăn chúng tôi và nói rằng tốt hơn hết là chiến đấu với Nga. Họ sẽ cung cấp cho chúng tôi mọi thứ để chúng tôi có thể giành lại những gì đã mất trong cuộc đụng độ với Nga. Và chúng tôi đồng ý với đề xuất này». Hãy nhìn xem, phát ngôn của ông ta được đăng tải rộng rãi. Ông ta đã nói điều này một cách công khai.

Vậy họ có thể trở lại với đàm phán hay không? Đây là câu hỏi: họ có muốn hay không? Mà sau đó, Tổng thống Ukraina đã ban hành sắc lệnh cấm thương lượng với chúng tôi. Cứ để anh ta hủy bỏ nghị định này, và thế là xong. Chúng tôi chưa bao giờ từ chối đàm phán. Chúng tôi luôn nghe thấy: liệu Nga có sẵn sàng, đã sẵn sàng chưa? Đúng, chúng tôi không từ chối! Còn họ công nhiên từ chối. Thôi được, hãy để anh ta hủy bỏ sắc lệnh của mình và tiến hành đàm phán. Chúng tôi không bao giờ từ chối.

Còn việc họ phục tùng những đòi hỏi hoặc sự thuyết phục của ngài Johnson cựu Thủ tướng Anh, thì tôi cho rằng như vậy thật vô lý và có thể nói là rất đáng buồn. Bởi vì, như ông Arakhamia đã nói, “một năm rưỡi trước, lẽ ra chúng tôi có thể chấm dứt những hoạt động chiến sự này, chấm dứt cuộc chiến này, nhưng người Anh đã thuyết phục chúng tôi và chúng tôi đã từ chối khả năng đó”. Ngài Johnson bây giờ ở đâu? Còn cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

T. Carlson: Đây là câu hỏi hay. Tại sao ông ta làm như vậy?

Vladimir Putin: Ai mà biết được, chính tôi cũng không hiểu nổi. Đã có bối cảnh chung. Vì sao đó, mọi người đều ảo tưởng rằng có thể đánh bại nước Nga trên chiến trường – vì kiêu ngạo, thuần tuý vì tình cảm chứ không phải từ trí tuệ lớn.

T. Carlson: Ngài đã mô tả liên hệ giữa Nga và Ukraina, bạn mô tả Nga là đất nước Chính thống giáo, Ngài đã nói như vậy. Điều đó có nghĩa gì đối với Ngài? Ngài là nhà lãnh đạo của một nước theo đạo Cơ đốc, như Ngài tự mô tả. Điều này có ảnh hưởng gì đến Ngài chăng?

V. Putin: Bạn biết đấy, như tôi đã nói, vào năm 988, Quận vương Vladimir đã được rửa tội, bản thân Quận vương được rửa tội theo tấm gương của bà mình, nữ Quận chúa Olga, và sau đó ông rửa tội cho đội của mình, và dần dần, trong vài năm, ông rửa tội cho cả xứ Rus. Đó là một quá trình lâu dài – từ dân ngoại giáo đến tín đồ theo đạo Cơ đốc, phải mất nhiều năm.

Nhưng cuối cùng thì đây là Chính thống giáo, Cơ đốc giáo phương Đông, nó đã thẩm thấu sâu vào tiềm thức của nhân dân Nga.

Khi Nga mở rộng và tiếp nhận các dân tộc khác theo đạo Hồi, đạo Phật và Do Thái giáo, Nga luôn rất khoan dung với những người theo các tín ngưỡng khác. Đây là sức mạnh của nước Nga. Điều này là hoàn toàn rõ ràng.

Và thực tế là trong tất cả các tôn giáo trên thế giới mà tôi vừa nói đến và là những tôn giáo truyền thống của Liên bang Nga, về bản chất, những luận đề chính, những giá trị chính đều rất trùng hợp, nếu không nói là rất giống nhau. Và chính quyền Nga luôn rất thận trọng trong thái độ với văn hóa và tín ngưỡng của những dân tộc đã nhập vào thành phần Đế chế Nga. Theo nhãn quan của tôi, điều này tạo thành nền tảng cho an ninh và sự bền vững ổn định của Nhà nước Nga. Bởi vì tất cả các dân tộc sinh sống ở Nga về cơ bản đều coi đất nước này là Tổ quốc của mình.

Ví dụ: nếu mọi người chuyển từ Châu Mỹ Latinh hoặc Châu Âu đến chỗ bạn, hay còn một ví dụ thậm chí rõ ràng và dễ hiểu hơn, là mọi người đến, nhưng họ mang theo quê hương Tổ quốc lịch sử của họ đến chỗ bạn hoặc các nước Châu Âu. Còn những người theo các tôn giáo khác nhau ở Nga đều coi Nga là Tổ quốc, họ không có Tổ quốc nào khác. Chúng tôi ở bên nhau, là một đại gia đình. Và các giá trị truyền thống của chúng tôi rất giống nhau. Khi tôi nói “đây là một gia đình lớn”, nhưng mỗi người trong đó đều có gia đình riêng của mình và đó là nền tảng của xã hội chúng tôi. Và nếu chúng tôi nói rằng Tổ quốc và gia đình cụ thể có mối liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, thì đúng là như vậy.

Bởi vì không thể đảm bảo có tương lai bình thường cho con cháu và cho gia đình chúng ta, nếu như chúng ta không mang lại một tương lai bình thường, bền vững cho cả đất nước, cho Tổ quốc. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa yêu nước rất phát triển ở Nga.

T. Carlson: Nếu cho phép, thì tôi xin nói các tôn giáo có khác biệt với nhau. Vấn đề là ở chỗ Cơ đốc giáo là đức tin bất bạo động, Chúa Kitô nói: “hãy đưa nốt cả má bên kia”, “không được giết người” và v.v… Vậy làm sao một nhà thủ lĩnh có thể là một Cơ đốc nhân nếu anh ta phải giết ai đó? Làm thế nào có thể dung hòa điều này trong bản thân mình?

Vladimir Putin: Rất dễ dàng nếu chuyện nói về yêu cầu bảo vệ bản thân và gia đình, quê hương Tổ quốc mình. Chúng tôi không tấn công bất cứ ai. Những sự kiện ở Ukraina bắt đầu từ cái gì? Từ cuộc đảo chính và từ khởi đầu hoạt động chiến sự ở Donbass, mọi chuyện bắt đầu như thế. Và chúng tôi bảo vệ người của mình, bảo vệ bản thân, bảo vệ Tổ quốc và và tương lai của chúng tôi.

Còn về tôn giáo nói chung, bạn biết đấy, nó không phải là những biểu hiện bên ngoài, không phải là việc đi nhà thờ mỗi ngày hay đập đầu xuống sàn hành lễ. Tín ngưỡng ở trong trái tim. Và ở chúng tôi có nền văn hóa với định hướng tới con người. Dostoevsky rất nổi tiếng ở phương Tây như một thiên tài về văn hóa, văn học Nga, đã nói rất nhiều về đề tài này, về tâm hồn Nga.

Suy cho cùng, xã hội phương Tây thực dụng hơn. Người dân Nga nghĩ nhiều hơn về cái vĩnh hằng, nghĩ nhiều hơn về những giá trị tinh thần đạo đức. Tôi không biết, có thể bạn sẽ không đồng ý với tôi, nhưng dù sao văn hóa phương Tây vẫn thực dụng hơn. Tôi không nói như vậy là xấu, điều đó giúp cho “tỷ vàng” ngày nay có thể đạt được thành công tốt đẹp trong sản xuất, kể cả trong khoa học và v.v… Ở đây không có gì sai, tôi chỉ đơn giản nói rằng chúng ta trông có vẻ giống nhau, nhưng tâm trí chúng ta được xây dựng theo lối ít nhiều có khác nhau.

T. Carlson: Vậy Ngài có cho rằng có điều gì siêu nhiên đang tác động ở đây? Khi Ngài nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới, Ngài có thấy công việc của Chúa Trời hay chăng? Ngài có khi nào tự nhủ rằng ở đây tôi nhìn thấy hành động của một thế lực siêu phàm nào đó hay không?

Vladimir Putin: Không, thành thật mà nói, tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng cộng đồng thế giới phát triển theo những quy luật nội tại của nó và nó luôn là như vốn có. Không có cách nào tránh khỏi điều này; luôn luôn là như vậy trong lịch sử nhân loại. Một số dân tộc và đất nước đã trỗi dậy, nhân lên, trở thành hùng cường hơn, sau đó họ rời bỏ vũ đài quốc tế với phẩm chất mà họ đã quen thuộc. Có lẽ tôi không cần phải dẫn ra những ví dụ này: bắt đầu với những thế lực chinh phục Orda, với Thành Cát Tư Hãn, sau đó với Hãn quốc Kim Trướng, kết thúc với Đế chế La Mã vĩ đại. Trong lịch sử nhân loại, dường như không có gì sánh bằng Đế chế La Mã vĩ đại.

Tuy nhiên, tiềm năng của những sắc dân man rợ dần dần được tích lũy, tích lũy và dưới đòn đánh của họ, Đế chế La Mã sụp đổ, vì có nhiều kẻ man rợ hơn nên nhìn chung họ bắt đầu phát triển tốt, như chúng ta quen nói ngày nay, họ đã củng cố về mặt kinh tế. Và chế độ mà Đế chế La Mã vĩ đại áp đặt lên thế giới đã sụp đổ. Qả thực là phải mất một thời gian dài để sụp đổ – 500 năm; quá trình phân rã này của Đế chế La Mã vĩ đại kéo dài 500 năm. Sự khác biệt với tình hình ngày nay là ở chỗ quá trình thay đổi ngày nay diễn ra nhanh hơn nhiều so với thời kỳ của Đế chế La Mã vĩ đại.

Còn nữa…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới