Sunday, May 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐức có trừng phạt Nga như đã nói?

Đức có trừng phạt Nga như đã nói?

Bất chấp lệnh cấm vận, kim ngạch thương mại Đức-Nga 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng vọt lên bằng cả năm 2015.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuy vẫn hô hào trừng phạt Nga nhưng làm ngơ cho các doanh nghiệp Đức làm ăn với Nga?

Kim ngạch thương mại Nga-Đức tăng chóng mặt

Tờ Spiegel của Đức vừa dẫn nguồn tin từ giới thương mai của nước này cho biết, Nga hiện được giới doanh nhân Đức đánh giá rất cao, đầu tư của nước này vào thị trường Nga đã đạt mức kỷ lục. Trong nửa đầu năm 2016, các công ty của Đức đã đầu tư vào Nga gần bằng toàn bộ năm 2015.

Spiegel dẫn số liệu từ Phòng Thương mại Đức-Nga và Ngân hàng liên bang Đức nhấn mạnh, chỉ tính riêng trong quý hai của năm 2016, các công ty Đức đã đầu tư vào Nga tới 655 triệu euro – nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Một trong các phương tiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Nga là thỏa thuận đầu tư đặc biệt mà Moscow đã đưa ra cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, một trong những nhà sản xuất hàng đầu về máy móc thiết bị nông nghiệp trên thế giới là công ty Claas đã ký với Bộ Công nghiệp Nga một thỏa thuận đầu tư đặc biệt, theo đó công ty của Đức được nhận cơ chế “nhà sản xuất Nga” và có thể hội đủ điều kiện được nhà nước trợ cấp.

Đến lượt mình, các công ty nước ngoài cam kết đầu tư vào các ngành hiện tại chưa có ở Nga. Tất cả các dự án đều phải đạt mức đầu tư đầu tư tối thiểu là 10 triệu euro.

Lợi nhuận và sự tranh thủ các mối làm ăn trong khi các công ty nước ngoài khác không dám đầu tư vào Nga đã được các công ty Đức khai thác triệt để nhằm xây dựng chỗ đứng chân vững chắc ở Nga. Họ tìm đủ mọi cách lách luật để được đầu tư, buôn bán ở Nga.

Ví dụ như Công ty bán lẻ của Đức Metro AG và công ty Pháp Auchan vẫn chở hàng bằng tàu từ nước mình sang bán sản phẩm trên bán đảo Crimea, bất chấp các biện pháp trừng phạt.

Reuters viện dẫn những người liên quan với việc cung cấp hàng hóa đến bán đảo cho biết, sản phẩm vẫn công khai được được chuyển đến Crimea bằng phà qua cảng Kerch, mặc dù các công ty châu Âu bị EU cấm sử dụng cảng này và các phương tiện chở hàng đến bán đảo.

Reuters cho biết, đại diện của các công ty mẹ của Metro và “Auchan” không phản đối cách làm này. Họ cho rằng, đây là điều hoàn toàn hợp lệ, không né tránh lệnh trừng phạt, bởi vì các văn phòng đại diện địa phương của Metro và Auchan đang hoạt động ở Crimea, đối với các cơ sở này, biện pháp trừng phạt không được áp dụng.

Một quan chức EU giấu tên nói, điều này là trái với quyết nghị của Liên minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt Nga. Nhưng luôn luôn có một ranh giới mỏng manh để các doanh nghiệp châu Âu “lách luật” làm ăn với Nga mà chính phủ của họ không thể làm gì được.

Chính quyền Đức nhắm mắt làm ngơ?

Chính quyền Đức thời gian qua đang dần chuyển sang xu thế ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga. Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều chính trị gia Đức, thậm chí là cả các lãnh đạo ở cấp chính phủ đã đến Moscow để đàm phán về làm ăn kinh tế với Nga.

Trong ngày 25/10, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Đức, một phái đoàn hơn 20 nghị sĩ và chính trị gia đương nhiệm cùng với các nhà hoạt động xã hội, các doanh nhân, các nhà khoa học Đức đã đến thăm bán đảo Crimea của Nga trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.

Trước đó, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel, đã cùng đoàn tùy tùng đông đảo các doanh nhân đến thăm Moscow trong hai ngày 21 và 22 tháng 9, rồi ngay sau đó là chuyến thăm của Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Bavaria Horst Zeehofeere.

Duc mieng ho trung phat, trong ngam ngam bat tay Nga?

Nhà sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp Claas của Đức đang được nhiều ưu đãi ở Nga

Theo quan điểm của chuyên viên Đức Hans-Henning Schroder, các chính khách Gabriel, Steinmeier đang cố gắng tiếp cận để cải thiện quan hệ với Nga. Ông Gabriel phấn đấu khôi phục liên hệ kinh tế, mà kết quả cuối cùng sẽ có thể là cải thiện bầu không khí chính trị.

Sự kiện Tổng thống Putin tiếp ông Gabriel chứng tỏ rằng “giai đoạn đối đầu” đã kế thúc và Moscow đang quan tâm đến việc nối lại bang giao với Berlin. Còn cuộc gặp với Thủ tướng Bavaria có ý nghĩa tượng trưng, bởi ông Putin muốn gửi thông điệp chính trị nhất định cho bà Merkel, bằng cách hội kiến với đối thủ của bà này.

Trong chuyến thăm Moscow, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã lên tiếng kêu gọi loại bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Đây là lần đầu tiên một chính khách thuộc dạng cao cấp nhất của Đức lên tiếng như vậy.

Giới bình luận nhận định rằng, làn sóng đòi dỡ bỏ trừng phạt Nga đang lan rộng trong giới chính trị gia, nghị sĩ và doanh nhân nước này.

Do đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đành “mắt nhắm mắt mở”, bề ngoài vẫn cương quyết tuyên bố trừng phạt Moscow nhưng bên trong làm ngơ cho giới doanh nhân nước này làm ăn với Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới