Saturday, May 18, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNước dừa 'Châu Đốc' của Thái Lan: Nỗi buồn hàng Việt 'made...

Nước dừa ‘Châu Đốc’ của Thái Lan: Nỗi buồn hàng Việt ‘made in’ nước ngoài

Có nhiều sản phẩm nước mắm, nước dừa tên Việt nhưng được làm nơi ngoài Việt Nam.

đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong số rất nhiều ví dụ hàng tên Việt mà “made in” nơi ngoài Việt Nam. 

Ở các siêu thị châu Á hay siêu thị Việt ở Mỹ, có nhiều chai nước mắm đề là nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc, nhưng xem kĩ thì xuất xứ là “made in Hong Kong”, “made in Thailand”. Nước mắm “made in Viet Nam” thì có, như Redboat, nhưng ít khi được bày bán ở siêu thị châu Á, mà lại nằm ở một góc nhỏ của siêu thị Tây như Walmart. Giá một chai Redboat thì gấp đôi, mặc dù nhỏ bằng một nửa. Còn tìm nước dừa, nước cốt dừa thì sẽ chẳng bao giờ thấy “made in Viet Nam” đâu cả. Còn nhiều ví dụ khác, như cà phê gói, mì gói…

Vốn dĩ thị trường nước ngoài cho sản phẩm Việt, châu Á, như nước mắm, nước dừa, là rất bé – trừ phi phương Tây tiếp nhận văn hóa của mình vào trong cuộc sống hàng ngày (chứ không chỉ đơn thuần là đón nhận như một thứ văn hóa khác) như cách họ đang tiếp nhận sushi của Nhật. Do vậy không lạ khi doanh nghiệp không thể cảm thấy mặn mà hơn được.

Hơn nữa, chiêu gán mác này lên hàng nhà kia (như nước dừa Châu Đốc mà lại made in Thailand) thực ra không lạ. Chẳng hạn như có rất nhiều nhà hàng sushi ở Mỹ có chủ, nhân viên đều là người Trung Quốc. Hay cũng giống như cách người Mỹ đã biến hamburger thành một thứ của người Mỹ, mặc dù cội nguồn là ở nước Đức. Trừ phi nước dừa Châu Đốc trở thành thương hiệu được bảo vệ độc quyền, giống như thịt Prosciutto di Parma ở Ý, thì chuyện này chắc chắn vẫn sẽ xảy ra.

Do vậy, việc nhắm vào những thị trường nước dừa, nước mắm cho người Việt ở nước ngoài có lẽ cần xem lại có đáng hay không, và thực ra là trễ rồi. Cái nên làm là nên đột phá trong những thị trường mới, hoặc tạo ra được thị trường.

Một ví dụ là nước dừa Harmless (nước dừa tươi để uống, không phải kho thịt). Một chai rất mắc, nhưng rất đáng, vì hương vị vô cùng giống nước dừa tự nhiên, khác hẳn so với những loại nước dừa đóng hộp khác. Phân khúc của Harmless nhắm thẳng vào đối tượng là người Tây trung lưu trở lên, và đây là đúng, vì thứ nhất, chỉ có họ mới có tiền, và thứ hai, chỉ có họ mới có thể có cơ hội đi Haiwaii hoặc đâu đó để biết tới hương vị thực của dừa, so với những thứ nước dừa đóng hộp mà họ từng tiếp xúc. Tiếc thay, Harmless là một thương hiệu của Thái Lan.

RELATED ARTICLES

Tin mới