Saturday, May 18, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu pháp luật TQ về biển đảo có phù hợp với luật...

Liệu pháp luật TQ về biển đảo có phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp ở Biển Đông?

Pháp luật về biển đảo của Trung Quốc có thể phân chia theo các lĩnh vực gồm: Pháp luật về bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển. Trong khoảng thời gian từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã cho ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền trên biển.

Pháp luật về biển đảo của TQ đều xuất phát từ chính sách bành trướng ảnh hưởng

Chính sách bành trướng ra biển đảo của Trung Quốc được thể hiện qua những yêu sách và động thái quân sự của Trung Quốc đối với các vùng biển khác nhau như biển Hoa Đông và Biển Đông. Bên cạnh việc đưa ra tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc cũng gia tăng sự hiện diện quân sự, nhất là lực lượng hải quân trên các vùng biển này. Chính sách bành trướng ảnh hưởng xuyên suốt pháp luật Trung Quốc về biển đảo. Trong Tuyên bố lãnh hải ngày 04/9/1958, Luật 3 lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/2/1992, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố phạm vi “lãnh thổ lục địa” Trung Quốc bao gồm nhiều đảo ven biển và Đài Loan cũng như các đảo xung quanh nó bao gồm đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc về nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Việc xác định lãnh thổ lục địa bao gồm một vùng lãnh thổ, biển đảo rộng lớn cho thấy rõ tham vọng và tư tưởng bành trướng của Trung Quốc.

Đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc duy trì chính sách bành trướng dưới cái gọi là phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, đồng thời kêu gọi các quốc gia hữu quan căn cứ vào luật quốc tế và luật biển hiện đại, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy định pháp luật của Công ước Luật biển 1982, thông qua đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông. Cùng với đó, Trung Quốc thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng quân sự trong khi vẫn kêu gọi các bên hữu quan giữ thái độ kiềm chế, bình tĩnh và có thái độ xây dựng đối với vấn đề Biển Đông. Theo quan điểm của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia hữu quan, sự can dự của bất cứ bên thứ 3 nào đều không thể chấp nhận được. Về cơ bản, có thể nhận thấy ẩn sau những tuyên bố ngoại giao có vẻ “thiện chí” và “ phù hợp” với pháp luật quốc tế của Trung Quốc là tham vọng bành trướng ra biển và sự áp đặt tư tưởng “nước lớn” trong việc giải quyết tranh chấp biển với các quốc gia hữu quan. Tuy đã có những lúc Trung Quốc áp dụng chính sách “ngoại giao hài hòa”, đưa ra phương án “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” nhằm đạt được thỏa thuận khai thác chung tài nguyên tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Song khi phương án này không nhận được sự đồng thuận của các bên, cùng với những thay đổi của tình hình quốc tế, tình hình chính trị nội bộ trong nước, từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã có sự thay đổi trong chiến lược đối với Biển Đông. Trung Quốc áp dụng chiến lược an ninh và đối ngoại mang tính khẳng định hơn , chủ động và hiếu chiến hơn nhằm gây sức ép với các nước tranh chấp trong khu vực. Bên cạnh chính sách bành trướng trên Biển Đông, đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc duy trì chính sách sau: Một là, huy động quân sự, sử dụng vũ lực để chiếm đóng và giành lấy Hoàng Sa từ Việt Nam. Hai là, củng cố cơ sở hạ tầng, củng cố quân sự tại các đảo đã chiếm đóng. Ba là, đưa ra những Tuyên bố và ban hành các văn bản pháp luật trong đó khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa để hợp thức hóa những hành động chiếm đóng và xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của mình. Riêng đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa, dường như, Trung Quốc chưa tìm ra hướng đi đúng đắn khi vẫn loanh quanh trong những tuyên bố mập mờ về đường lưỡi bò và những hành động gây hấn tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia hữu quan trong đó có Việt Nam. Với tham vọng bành trướng quá lớn của mình, Trung Quốc đang lúng túng khi không đưa ra được những căn cứ pháp lý bảo vệ yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với vùng biển đảo Trường Sa.

Những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc liên quan trực tiếp tới Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1949 đến nay

Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã cho ban hành nhiều văn bản khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển đảo. Những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về biển đảo bao gồm: Tuyên bố về lãnh hải ngày 04/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày ngày 25/2/1992. Quyết định về việc phê chuẩn Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982 ngày 15/5/1996 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tuyên bố về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 15/5/1996 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 29/6/1998. Luật Bảo vệ hải đảo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 26/12/2009. Những văn bản pháp lý quan trọng về biển đảo của Trung Quốc nói trên là sự phản ánh rõ nét chính sách của Trung Quốc đối với biển đảo nói chung và vấn đề Biển Đông nói riêng.

Thực trạng pháp luật Trung Quốc về biển đảo

Trung Quốc đã tham gia và ký kết trên 50 điều ước quốc tế trong lĩnh vực luật biển như Công ước Luật biển năm 1982, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969… và đã tập trung xây dựng các văn bản pháp luật trong nước tương ứng để thực hiện các cam kết quốc tế này. Pháp luật về biển đảo của Trung Quốc có thể phân chia theo các lĩnh vực gồm: Pháp luật về bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển. Trong khoảng thời gian từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã cho ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền trên biển như: Tuyên bố về lãnh hải của Chính phủ nước 5 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 04/9/1958; Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/2/1992; Quyết định của Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 15/5/1996 về phê chuẩn Công ước Luật biển của Liên hợp quốc; Tuyên bố về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996; Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 29/6/1998; Luật Bảo vệ hải đảo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 26/12/2009; Pháp luật về khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển (Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 20/1/1986 sửa đổi ngày 31/10/2000; Luật Tài nguyên khoáng sản nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 19/3/1986). Pháp luật về giao thông, vận tải biển (Luật An toàn giao thông trên biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 02/9/1983…); Pháp luật về bảo vệ môi trường biển (Luật Bảo vệ môi trường biển năm 1982 sửa đổi năm 1999, Điều lệ quản lý bảo vệ môi trường thăm dò khai thác dầu trên biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 29/12/1983; Điều lệ quản lý ngăn ngừa ô nhiễm các vùng biển từ tàu thuyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 29/12/1983; Điều lệ quản lý việc đổ các chất thải xuống biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 06/3/1985; Điều lệ quản lý ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 18/5/1988; Điều lệ quản lý phòng trị ô nhiễm do các hạng mục công trình xây dựng bờ biển tổn hại tới môi trường biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/5/1990; Điều lệ quản lý phòng trị ô nhiễm bởi các vật gây ô nhiễm từ đất liền tổn hại tới môi trường biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/5/1990…); Pháp luật về quy tắc quản lý sử dụng biển (Luật sử dụng quản lý các vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…); Pháp luật về quản lý hoạt động biển liên quan đến bên ngoài như Quy định quản lý nghiên cứu khoa học biển liên quan tới bên ngoài nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 18/6/1996; Quy định về việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm dưới đáy biển ngày 11/2/1989; Điều lệ hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí biển với nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 30/1/1982 (sửa đổi ngày 23/9/2001). Pháp luật về trình tự hành chính cơ bản quốc gia như Điều lệ xử phạt hành chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Biện pháp thi hành xử phạt hành chính biển.

Bản chất pháp lý của đường “hình chữ U” hay “đường lưỡi bò”, “đường chín đoạn” vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về biển

Năm 1947, Chính phủ Trung Quốc xuất bản bản đồ “Vị trí các đảo Nam Hải” trong đó vẽ đường biên giới quốc gia do 11 đoạn hợp thành. Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, các bộ ngành hữu quan đã xuất bản bản đồ trong đó vẽ một đường tại cùng vị trí như trên nhưng điều chỉnh đường này từ 11 đoạn thành 9 đoạn hợp thành. Từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Trung Quốc nhiều lần lặp đi lặp lại đặc điểm bản đồ này và ngày nay chúng vẫn còn được mô tả trên các bản đồ xuất bản tại Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, bản chất của yêu sách của Trung Quốc đối với việc mở rộng vùng biển và hàng loạt đảo, bãi cát ngầm, bãi đá và đảo nhỏ nằm bên trong chín nét gạch của đường chữ U chưa bao giờ được định rõ. Trong số các học giả và quan chức Trung Quốc, xuất hiện bốn trường phái tư tưởng chủ đạo về ý nghĩa của đường 9 đoạn, nhưng Chính phủ Trung Quốc duy trì một chính sách nghiên cứu mơ hồ về ý nghĩa của đường kẻ gồm chín nét này. Bốn tư tưởng, học thuyết chủ đạo của giới học giả Trung Quốc về ý nghĩa của đường hình chữ U gồm: Thuyết đường biên giới quốc gia cho rằng đường hình chữ U hoạch định phạm vi lãnh thổ Trung Quốc tại Nam Hải, các đảo, đá, bãi cát, các vùng biển trong đường này đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Trung Quốc có chủ quyền đối với chúng, những vùng ngoài đường này thuộc các quốc gia khác hoặc công hải. Thuyết vùng nước mang tính lịch sử cho rằng Trung Quốc có quyền lợi mang tính lịch sử đối với các đảo, đá, bãi, bãi cát bên trong đường này, toàn bộ vùng biển bên trong đường này là vùng nước mang tính lịch sử của Trung Quốc. 10 Thuyết đường quyền lợi mang tính lịch sử. Thuyết đường quyền lợi mang tính lịch sử cho rằng đường hình chữ U đã biểu thị quyền sở hữu mang tính lịch sử của Trung Quốc. Thuyết đường quy thuộc đảo hoặc đường phạm vi đảo. Thuyết này cho rằng các đảo và vùng biển phụ cận chúng là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, do Trung Quốc quản lý. Các học giả Trung Quốc khi đưa ra những quan điểm và lập trường giải thích ý nghĩa của đường hình chữ U đều có những luận cứ nhất định nhưng phân tích các cách giải thích này theo quy định của pháp luật quốc tế, ta có thể thấy chúng bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Trên thực tế, dù giới học giả Trung Quốc đưa ra nhiều quan điểm và cách lý giải về ý nghĩa đường hình chữ U nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có tuyên bố chính thức và rõ ràng nào về địa vị pháp lý của đường 9 đoạn. Trong lá thư của Phái Đoàn thường trực của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc gửi tới ông Ban Ki-Moon, New York, 7/5/2009 (CML/18/2009 xung quanh việc Việt Nam và Malaysia gửi thông tin về ranh giới thềm lục địa nước mình cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc có gửi kèm bản đồ đường hình chữ U (đường 9 đoạn tại Biển Đông). Trong thư, Trung Quốc đã một lần nữa khẳng định chủ quyền với các đảo và vùng nước liền kề bên trong đường hình chữ U cũng như khẳng định Trung Quốc được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng nước phía trên cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tại đó. Tuy nhiên, nước này vẫn không giải thích rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn. Tuyên bố mơ hồ của Trung Quốc đối với không gian biển bên trong đường hình chữ U bao gồm khía cạnh về chủ quyền và phạm vi quyền tài phán đã làm phức tạp thêm tranh chấp Biển Đông. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là sự vi phạm nghiêm trọng luật biển quốc tế và là sự thể hiện rõ nét nhất tham vọng, chính sách bành trướng ra biển đảo của Trung Quốc.

Kết luận: Hệ thống pháp luật biển hiện hành của Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trái với luật pháp quốc tế và xu hướng phát triển của các nước trong đó chưa thể hiện được tinh thần hợp tác khu vực và toàn cầu, vẫn nặng về phản ánh đầy đủ những chính sách biển bành trướng của quốc gia. Một số lĩnh vực quan trọng liên quan đến biển đảo đã được đổi mới theo hướng bành trướng ngày càng lớn hơn bất chấp cả dư luận quốc tế. Trung Quốc đã đưa ra các tuyên bố và đòi hỏi phi pháp về chủ quyền ở Biển Đông, do đó những điều luật, quy định pháp lý mà Trung Quốc đưa ra liên quan Biển Đông đều vô giá trị.

RELATED ARTICLES

Tin mới